CÓ BẮT BUỘC PHẢI KHÁM SỨC KHỎE KHI LẬP DI CHÚC HAY KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
CÓ BẮT BUỘC PHẢI KHÁM SỨC KHỎE KHI LẬP DI CHÚC HAY KHÔNG?

          Có nhiều người thắc mắc rằng các cơ quan thẩm quyền chứng thực di chúc đòi hỏi người lập di chúc phải xuất trình giấy khám sức khỏe, giấy chứng nhận của hội đồng giám định y khoa về tình trạng sức khỏe. Vậy việc khám sức khỏe khi lập di chúc có phải là điều kiện bắt buộc của pháp luật không? 

           1. Di chúc được xem là hợp pháp khi nào?

           Để di chúc hợp pháp (không phân biệt là di chúc có công chứng hay không) thì bản di chúc này phải đảm bảo các quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015. Bao gồm cụ thể các điều kiện sau:

          Một là, tại thời điểm lập di chúc, người lập di chúc phải hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo, sáng suốt; không chịu sự đe dọa, lừa dối, cưỡng ép từ bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào.

          Hai là, nội dung của bản di chúc phải đảm bảo không trái quy định pháp luật, không vi phạm điều cấm của pháp luật.

          Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những nội dung cơ bản, chủ yếu của di chúc bao gồm:

             - Ngày, tháng, năm lập di chúc. Thường ngày tháng năm được tính theo năm dương lịch.

           - Họ tên, nơi cư trú (thường trú, tạm trú) của người lập di chúc: Ghi thông tin họ tên theo giấy tờ tùy thân còn thời hạn (chứng minh nhân dân/căn cước công dân) và ghi thông tin nơi cư trú là nơi tạm trú hoặc thường trú theo sổ hộ khẩu/sổ tạm trú/giấy tờ xác nhận nơi cư trú do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.

           - Họ tên người được nhận tài sản theo di chúc: Ghi thông tin của người nhận tài sản theo giấy tờ tùy thân còn thời hạn sử dụng của họ (chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu).

           - Di sản để lại: cần mô tả chi tiết tài sản trong mục này. Trường hợp tài sản để lại là số tiền theo sổ tiết kiệm mở tại ngân hàng thì các thông tin cần có được ghi theo sổ tiết kiệm của bạn như số sổ tiết kiệm, loại sổ tiết kiệm, lần cấp, tên khách hàng, mã khách hàng, mã phòng giao dịch/chi nhánh mở sổ, thông tin về họ tên/địa chỉ/giấy tờ tùy thân của chủ sổ, mã sản phầm…

          - Di chúc không được viết tắt, không được viết bằng ký hiệu. Trường hợp di chúc có nhiều trang thì người lập di chúc phải đánh số trang cho di chúc, đồng thời phải ký/điểm chỉ vào cuối mỗi trang. Nếu di chúc được lập có tẩy xóa thì người lập di chúc hoặc người làm chứng cho việc lập di chúc phải ký tên/điểm chỉ ngay bên cạnh chỗ tẩy xóa đó.

          Ba là, nếu người lập di chúc là người bị hạn chế về thể chất hoặc là người không biết chữ thì di chúc phải được lập thành văn bản. Đồng thời, di chúc này phải có công chứng/chứng thực.

        Bốn là, chỉ được thực hiện lập di chúc miệng nếu người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa. Cùng với đó là phải có ít nhất hai người làm chứng khi lập di chúc miệng. Hai người làm chứng này phải ghi chép lại ý chí, nguyện vọng của người lập di chúc miệng và bản ghi chép lại này phải có xác nhận về chữ ký/dấu điểm chỉ của người làm chứng của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc văn phòng công chứng/phòng công chứng trong năm ngày làm việc, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình.

         Năm là, trong trường hợp người lập di chúc lựa chọn hình thức của di chúc là di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự mình viết, ký vào bản di chúc (Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015).

           Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành chưa có quy định nào yêu cầu người lập di chúc phải khám sức khỏe (có giấy khám sức khỏe) hay chứng nhận tình trạng sức khỏe do hội đồng giám định y khoa cung cấp.

              2. Ý nghĩa của việc khám sức khỏe trong thực tiễn công chứng, chứng thực di chúc

            Theo khoản 2 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì người thực hiện công chứng phải xác định trạng thái tinh thần của người lập di chúc.

            Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

            Theo khoản 2 Điều 56 Luật Công chứng 2014: Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.

            Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.

            Theo đó, công chứng viên có quyền từ chối công chứng di chúc trong trường hợp họ nghi ngờ những vấn đề sau đây mà người yêu cầu di chúc không thể làm rõ, chứng minh được những nghi ngờ đó của họ là không có căn cứ:

           Người yêu cầu lập di chúc mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác dẫn đến việc họ không thể làm chủ được hành vi, không thể đủ minh mẫn, tỉnh táo, sáng suốt khi yêu cầu lập di chúc. Hoặc việc lập di chúc có dấu hiệu bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép từ bất kỳ một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào khác.

            Lúc này, để được công chứng di chúc thì người lập di chúc thường cần có báo cáo sức khỏe hay kết quả khám sức khỏe của mình tại cơ sở y tế có thẩm quyền để chứng minh mình hoàn toàn khỏe mạnh, minh mẫn, tỉnh táo, sáng suốt. Thậm chí có thể cần phải giám định pháp y nếu công chứng viên nghi ngờ người yêu cầu công chứng di chúc mắc bệnh tâm thần.

           Như vậy, giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế không phải là điều kiện bắt buộc khi lập di chúc. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người chứng thực di chúc sẽ yêu cầu cung cấp.

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐƠN KHỞI KIỆN PHẢI CÓ NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH NÀO?
    Theo quy định tai khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
    CHIẾM HỮU TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT
    Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015.
    QUYỀN ĐÒI LẠI ĐỘNG SẢN PHẢI ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU HOẶC BẤT ĐỘNG SẢN TỪ  NGƯỜI CHIẾM HỮU NGAY TÌNH
    Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.
    CHIẾM HỮU TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC XEM LÀ CHIẾM HỮU CÓ CĂN CỨ  PHÁP LUẬT?
    Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015 thì chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong những trường hợp sau đây:
    THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH CÁ BIỆT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
    Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức như sau:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 21 | Hôm nay: 140 | Tổng: 384993
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger