NGHĨA VỤ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

0909 642 658 - 0939 858 898
NGHĨA VỤ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

       Căn cứ pháp lý:

       – Bộ luật Lao động năm 2012

       – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

        – Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015

        Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

        Có hai hình thức đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong đó bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

         Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:

        “1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

        a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

       b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

        c) Cán bộ, công chức, viên chức;

        d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

        đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

       e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

       g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

       h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

          i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”

    (Ảnh minh họa - Nguồn internet)

        Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội thì trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định như sau:

       “1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

        2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

       3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

        4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

        5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

       6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

          7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

        8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.”

         Như vậy, Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

         Căn cứ theo quyết định 959/QĐ – BHXH quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng như sau:

       – Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%

       – Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%

       – Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; đơn vị đóng 1%

        Như vậy, doanh nghiệp phải đóng 22%, người lao động 10,5% mức đóng bảo hiểm xã hội. Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp và trích tiền lương của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    Được hưởng chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025
    Liên hệ luật sư giỏi giải quyết tranh chấp về thừa kế, bồi thường thu hồi đất, ly hôn và các thủ tục khác như lập di chúc, lập/soạn thảo hợp đồng qua hotline 0909642658 hoặc 0939858898.
    CÓ NÊN RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN KHÔNG?
      Rút bảo hiểm xã hội một lần đang là lựa chọn của nhiều người. Những ngày gần đây tại một số cơ quan BHXH ở một số quận, huyện trên địa bàn TP. HCM có tình trạng người dân xếp hàng từ mờ sáng để lấy số thứ tự làm hồ sơ nhận BHXH một lần.
    LÀM THẾ NÀO ĐỂ LY HÔN KHI VỢ HOẶC CHỒNG BỎ ĐI MÀ KHÔNG RÕ NƠI CƯ TRÚ?
      Khi vợ chồng vì một lý do nào đó mà mất liên lạc với nhau nhiều năm liền thì người còn lại nếu muốn ly hôn vẫn có quyền yêu cầu ly hôn.
    ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP?
    Cơ sở pháp lý: Điều 49 Luật việc làm năm 2013
    BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP LÀ GÌ?
    Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 thì: “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp“.
    XỬ LÝ THẾ NÀO KHI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHÔNG ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG?
    Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Người lao động và người sử dụng lao động quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội theo mức đóng mà Luật Bảo hiểm xã hội quy định. Người sử dụng lao động đóng 22%, người lao động đóng 10,5% mức đóng bảo hiểm xã hội.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 48 | Hôm nay: 346 | Tổng: 383466
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger