NGƯỜI LÀM CHỨNG CHO VIỆC LẬP DI CHÚC CẦN ĐÁP ỨNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?

0909 642 658 - 0939 858 898
NGƯỜI LÀM CHỨNG CHO VIỆC LẬP DI CHÚC CẦN ĐÁP ỨNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?

             Khi lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng, thì người lập di chúc và người làm chứng cần lưu ý về điều kiện của người làm chứng. Các điều kiện này được quy định tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2015. 

                "Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc

                Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

                1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

                2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

                3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi."

                Theo đó, mọi người đều có quyền làm chứng trong việc lập di chúc, tuy nhiên trừ một số trường hợp sau:

               - Người làm chứng không phải là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. Những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc là chủ thể trong quan hệ thừa kế. Những người này sẽ được hưởng di sản của người lập di chúc, cho nên họ không thể là người làm chứng trong việc lập di chúc. Việc định đoạt của người lập di chúc sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Việc họ làm chứng sẽ không khách quan, dẫn đến người lập di chúc bị tác động về tâm lý, không thể tự do định đoạt theo ý chí của chính bản thân họ…

               - Không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. Quy định này nhằm bảo đảm sự khách quan, ngăn ngừa sự tác động của người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc.

               -  Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhạn thức, không làm chủ được hành vi và hậu quả của hành vi thì không được làm chứng cho việc lập di chúc. So với Điều 654 BLDS năm 2005, thì khoản 1 và 2 được giữ nguyên, riêng khoản 3 của Điều luật này được thay đổi. "Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi" thì không được làm chứng cho việc lập di chúc. Đông thời lược bỏ "người không có năng lực hành vi dân sự", bởi nó được bao hàm trong "người chưa đủ 18 tuổi". Khoản 3 bổ sung hai đối tượng không được làm chứng cho việc lập di chúc, đó là "người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,làm chủ hành vi". Việc bổ sung này là cần thiết và hợp lý với thể trạng có khả năng nhận thức của những người này.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ?
    Thực tế cho thấy không ít trường hợp người thừa kế có những hành vi trái pháp luật để chiếm đoạt di sản thừa kế, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của người để lại di sản… Do đó, cần phải loại họ ra khỏi diện những người thừa kế để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người thừa kế khác và bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật.
    NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÓ QUYỀN ĐỂ LẠI DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?
    Về nguyên tắc, cá nhân chết nhưng có tài sản sẽ áp dụng quy định của pháp luật thừa kế để giải quyết, cho dù người chết có năng lực hành vi dân sự hay mất năng lực hành vi dân sự.
    NGƯỜI THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ BẮT BUỘC PHẢI CÓ QUAN HỆ HÔN NHÂN, HUYẾT THỐNG, NUÔI DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN THỪA KẾ HAY KHÔNG? CÁ NHÂN PHẢI ĐÁP ỨNG CÁC ĐIỀU KIỆN NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI THỪA KẾ THEO DI CHÚC?
    Người thừa kế theo di chúc không bắt buộc phải có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng đối với người để lại di sản thừa kế, vì bản chất của thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản từ người chết sang những người còn sống theo ý chí của người chết để lại thể hiện trong di chúc.
    NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN ĐƯỢC NHẬN TÀI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ ĐƯỢC TỰ MÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN ĐÓ KHÔNG?
    Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác khi chết. Như vậy, khi người để lại di chúc chết, thì người chưa thành niên sẽ được hưởng tài sản theo di chúc. Nếu trong di chúc không chỉ định cụ thể người quản lý di sản thừa kế thì người đại diện, người giám hộ của người chưa thành niên sẽ làngưởi quản lý di sản thừa kế đó.
    DI CHÚC BỊ THẤT LẠC, BỊ HƯ HẠI THÌ VIỆC PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ SẼ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?
    Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân về việc định đoạt tài sản của người để lại di sản cho người thừa kế sau khi chết. Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định việc này phải được thể hiện dưới dạng văn bản, trong trường hợp cá nhân lập di chúc miệng thì sau đó người làm chứng vẫn phải ghi chép lại ý chí này dưới dạng văn bản.
    VẤN ĐỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI SẼ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?
    Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một vấn đề vô cùng phong phú. Trong quan hệ dân sự này, vấn đề thừa kế được coi là một lĩnh vực quan trọng. Việc xác định việc để lại thừa kế và hưởng thừa kế có ý nghĩa lớn đối với việc xác lập quyền sở hữu. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rất cụ thể cách giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 32 | Hôm nay: 447 | Tổng: 385295
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger