NHẬN CON NUÔI TRÊN 18 TUỔI CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
NHẬN CON NUÔI TRÊN 18 TUỔI CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

          Việc nhận con nuôi đang diễn ra rất phổ biến nhất là đối với những cặp vợ chồng không có con cái. Họ luôn tìm kiếm một người con để có thể nuôi dưỡng, chăm sóc và nương nhờ. Pháp luật có hạn chế về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi hay không? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

           Trước tiên, chúng ta cần hiểu nuôi con nuôi là gì? Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì: "Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi". Thời điểm xác lập quan hệ cha, me và con là thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy độ tuổi để được nhận làm con nuôi được quy định như thế nào?

             Theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định về người được nhận làm con nuôi bao gồm các điều kiện sau:

        “1. Trẻ em dưới 16 tuổi

         2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

         a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

         b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.”

              Như vậy, pháp luật về nuôi con nuôi quy định rất cụ thể về độ tuổi được nhận làm con nuôi phải dưới 16 tuổi. Trường hợp từ 16 đến dưới 18 tuổi được nhận làm con nuôi trong những trường hợp nhất định là cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Theo quy định của luật dân sự thì người từ đủ 18 tuổi là người đã có đủ năng lực hành vi dân sự, có thể chịu trách nhiệm trước những việc làm của mình. Người dưới 16 tuổi chưa có đủ năng lực hành vi dân sự, việc thực hiện các giao dịch phải thực hiện qua  người đại diện. Người dưới 16 tuổi cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt hơn. Như vậy theo quy định thì người trên 18 tuổi không thể được nhận làm con nuôi.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
    Theo quy định tại Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.
    CƠ QUAN NÀO CÓ THẨM QUYỀN ĐĂNG KÝ KẾT HÔN?
    Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Ủy ban nhân dân cấp xã:
    XỬ LÝ VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
    Tòa án thụ lý, giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định tại khoản 6 Điều 3 và Điều 11 của Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:
    THẾ NÀO LÀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT?
    Căn cứ pháp lý: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
    PHÁP LUẬT NGHIÊM CẤM CÁC HÀNH VI NÀO ĐỂ BẢO VỆ CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH?
    Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi một gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách con người, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng tươi đẹp. Để làm được điều đó, bên cạnh việc người dân phải tự ý thức, nâng cao trách nhiệm của bản thân thì Nhà nước cũng cần phải đề ra các quy định pháp luật, cụ thể là Luật Hôn nhân và gia đình để có chính sách và biện pháp bảo hộ, quản lý chế độ hôn nhân và gia đình. Điều này đã được quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, bao gồm cấm các hành vi sau đây:
    ĐIỀU KIỆN ĐỂ NAM NỮ ĐƯỢC KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014?
    Mỗi một quốc gia sẽ có một điều kiện kết hôn khác nhau tùy vào văn hóa, phong tục tập quán của mỗi nước. Việt Nam chúng ta cũng không phải ngoại lệ khi có một điều kiện kết hôn riêng phù hợp với trình độ văn hóa - xã hội, nhận thức của công dân và phong tục tập quán của nước ta. Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện kết hôn như sau:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 67 | Hôm nay: 602 | Tổng: 385450
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger