PHÂN BIỆT GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP VÀ GIẤY PHÉP KINH DOANH?

0909 642 658 - 0939 858 898
PHÂN BIỆT GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP VÀ GIẤY PHÉP KINH DOANH?

     

    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    Giấy phép kinh doanh

    Định nghĩa

    CSPL: Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020

    – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

    – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp.

    – Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

    – Loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký kinh doanh.

    Tính pháp lý

    – Là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước.

    – Là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.

    –  Là sự cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước.

    –  Là quyền cho phép theo cơ chế xin–cho

    Điều kiện để được cấp

    CSPL: Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020

    Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

    b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;

    c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

    d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

    – Doanh nghiệp chỉ được cấp khi đã đảm bảo đủ điều kiện về các ngành, nghề được quy định theo điều kiện của Pháp Luật. Loại giấy này chỉ cấp khi doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề đó đã đảm bảo được kiểm tra, xét duyệt đủ điều kiện.

    –  Các điều kiện này có thể là về cơ sở vật chất, về vốn pháp định, về chứng chỉ hành nghề,…

    Thủ tục

    CSPL: Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020

    –  Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

    –  Hồ sơ theo quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp.

    –  Đơn xin phép gửi lên cơ quan đăng ký kinh doanh

    –  Hồ sơ tùy theo từng loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh

    – Thực hiện việc thẩm định các điều kiện từng ngành nghề theo quy định của pháp luật

    Thời hạn

    Không ghi thời hạn vào giấy chứng nhận, thời gian tồn tại của loại giấy này thường sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định. Giấy chứng nhận sẽ không còn hiệu lực khi thuộc các trường hợp pháp luật quy định.

    Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.

    Quyền hạn của Nhà nước

    Nếu có đủ hồ sơ hợp lệ, Nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    Mặc dù đã đủ hồ sơ hợp lệ và đủ điều kiện của ngành nghề theo quy định nhưng nếu ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng thì có thể được từ chối cấp giấy phép kinh doanh.

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
    Theo quy định tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020 hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
    THẾ NÀO LÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN?
    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.
    THẾ NÀO LÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN?
    Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
    CỔ PHẦN LÀ GÌ? CÁC LOẠI CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN?
    Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: “Cổ phần là số vốn điều lệ của công ty được chia thành những phần bằng nhau trong công ty cổ phần”.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 59 | Hôm nay: 1 | Tổng: 384852
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger