PHIÊN TÒA SƠ THẨM GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LAO ĐỘNG DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

0909 642 658 - 0939 858 898
PHIÊN TÒA SƠ THẨM GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LAO ĐỘNG DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

    Theo quy định tại Điều 196 BLTTDS 2015 phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 227 đến Điều 232 tại BLTTHS, gồm: Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người đại diện của đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm chứng; Người giám định và Người phiên dịch, Kiếm sát viên.

    1. Trước khi chuẩn bị khai mạc phiên tòa Thư ký phiên Tòa phải tiến hành các Công việc sau:

    Phổ biến nội quy phiên tòa.

    - Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án; nếu có người vắng mặt thì phải làm rõ lý do.

    - Ổn định trật tự trong phòng xử án.

    - Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án.

    2. Khai mạc phiên tòa:

    Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

    - Thư ký phiên tòa báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt.

    - Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự, người tham gia tố tụng khác.

    - Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự và của người tham gia tố tụng khác.

    - Chủ toạ phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.

    - Chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.

    - Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.

    - Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.

    3. Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa:

    3.1. Phần trình bày của đương sự tại phiên tòa

    Trường hợp có đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình và các đương sự không tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì các đương sự trình bày theo trình tự sau đây:

    + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày về yêu cầu và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến.

    + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến;

    + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với yêu cầu, đề nghị của nguyên đơn, bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.

    - Trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày về yêu cầu, đề nghị của mình và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.

    - Tại phiên tòa, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ có quyền bổ sung chứng cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 96 của Bộ luật tố tụng dân sự 20015 để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị của mình.

    3.2. Phần hỏi tại phiên tòa: Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định tại Điều 248 của BLTTHS, theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa, thứ tự hỏi của từng người được thực hiện như sau:

    - Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

    - Những người tham gia tố tụng khác;

    - Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;

    - Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

    Lưu ý: Việc đặt câu hỏi phải rõ ràng, nghiêm túc, không trùng lắp, không lợi dụng việc hỏi và trả lời để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của những người tham gia tố tụng.

    3.3. Phần tranh luận tại phiên tòa:

    - Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận tại phiên tòa. Trình tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như sau:

    + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến. Trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày ý kiến. Người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ có quyền bổ sung ý kiến;

    + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn tranh luận, đối đáp. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến;

    + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến;

      + Các đương sự đối đáp theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa;   

           + Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.

          - Trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì họ tự mình trình bày khi tranh luận.

         - Trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp. 

        Lưu ý: Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả việc hỏi tại phiên tòa để Khi tranh luận và đối đáp.

           3.4. Phát biểu của Kiểm sát viên: Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.

           4Nghị án và tuyên án: Sau khi kết thúc phần tranh luận  Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án. Sau khi nghị án xong, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án.<



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    PHẢI LÀM SAO KHI MẤT BẢN CHÍNH GIẤY KHAI SINH?
       Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật hộ tịch năm 2014
    NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ?
    Người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự là người thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án. Và theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Họ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự.
    TRÁCH NHIỆM DO ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI KHÔNG ĐÚNG?
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức,
    TÒA ÁN CÓ THỂ TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI ĐÃ CHẾT TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
    THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?
    Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ đặc biệt trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình, chính vì vậy mà các tranh chấp hay sự kiện dân sự xung quanh mối quan hệ này được điều chỉnh riêng.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 114 | Hôm nay: 1 | Tổng: 384852
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger