QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN RA THÔNG BÁO NỘP TIỀN ÁN TẠM ỨNG PHÍ PHÚC THẨM?

0909 642 658 - 0939 858 898
QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN RA THÔNG BÁO NỘP TIỀN ÁN TẠM ỨNG PHÍ PHÚC THẨM?

          Căn cứ theo quy định tạo Khoản 1 Điều 148 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì: "Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm."

            Vậy sau khi nộp đơn kháng cáo trong thời hạn bao lâu thì Tòa án phải ra Thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm?

            Theo quy định tại Điều 276 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì:
             “1. Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật, nếu họ không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

            2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

          Trường hợp sau khi hết thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo mới nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm mà không nêu rõ lý do thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án phải có văn bản trình bày lý do chậm nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp này được xử lý theo thủ tục xem xét kháng cáo quá hạn”.

            Như vậy, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 không quy định rõ ràng về thời hạn ra thông báo đóng tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Điều 276 quy định: "Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm". Vậy trong thời gian tối đa bao lâu để Tòa án xem xét đơn kháng cáo có hợp lệ hay không? Điều này vẫn đang được bỏ ngỏ, không được quy định cụ thể, rõ ràng. Việc quy định như vậy khiến cho một số Tòa án sơ thẩm nhận đơn kháng cáo đã tùy nghi hiểu cụm từ: "Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm" để kéo dài thời gian ban hành thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc phẩm. Và điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của đương sự có đơn kháng cáo, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Có nhiều trường hợp đương sự có đơn kháng cáo phải mất nhiều thời gian chờ đợi, có khi phải mất từ 3 - 4 tháng mới nhận được thông báo đóng tiền tạm ứng án phí phúc thẩm của Tòa án mặc dù hồ sơ đã hợp lệ và không cần sửa đổi, bổ sung bất kỳ điều gì. Trong khoảng thời gian chờ đợi đó đương sự cũng đành bất lực vì không có căn cứ hay cơ sở nào để khiếu nại hoặc đề nghị Tòa án nhanh chóng ra Thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

            Do đó, để tránh trường hợp vụ án bị kéo dài quá lâu, khiến cho việc giải quyết yêu cầu của đương sự không được kịp thời, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người kháng cáo thì cần phải có văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể về thời hạn kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo, thời hạn ra thông báo đóng tiền tạm ứng án phí phúc phẩm.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ
    Hiện nay theo quy định của BLDS 2015 có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản.
    ĐẶT CỌC LÀ GÌ?
    Đặt cọc không phải là một thuật ngữ mới được sử dụng trong Bộ luật Dân sự mà nó đã xuất hiện từ xa xưa, ngay từ những ngày đầu hình thành giao lưu dân sự. Khi bắt đầu hình thành các giao lưu dân sự, để nhận được sự tin tưởng từ nhau, người dân thường xâu tiền lại thành một cọc, hai cọc và đưa cho đối phương để làm tin.
    NGHĨA VỤ DÂN SỰ LÀ GÌ?
    Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, trong đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện các yêu cầu của bên có quyền dân sự hợp pháp. Trong mối quan hệ pháp luật dân sự các bên tham gia đều phải bình đẳng với nhau về mặt pháp lý và thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ được pháp luật bảo đảm.
    HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ LÀ GÌ?
    Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia hợp thức văn bản giấy tờ được cấp bởi một quốc gia khác. Văn bản giấy tờ sau khi được hợp thức hóa lãnh sự đồng nghĩa với việc được công nhận và sử dụng tại quốc gia đó.
    QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ?
    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau.
    TÒA ÁN TỰ MÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
    Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể theo yêu cầu của đương sự hoặc Tòa án ra quyết định trong một số trường hợp Luật định, theo các quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 52 | Hôm nay: 1908 | Tổng: 388340
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger