QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỊ TỐ CÁO ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

0909 642 658 - 0939 858 898
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỊ TỐ CÁO ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

         Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo. Người bị tố cáo có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 10 Luật Tố cáo 2018 như sau:

           1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:

          a) Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo;

          b) Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

          c) Được nhận kết luận nội dung tố cáo;

         d) Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;

        đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;

         e) Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;

         g) Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

        2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

        a) Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;

        b) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

        c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

        d) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    TRƯỜNG HỢP TỐ CÁO ĐẾN CƠ QUAN, TỔ CHỨC KHÔNG CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
    Cơ sở pháp lý: Khoản 2, khoản 3 Điều 24 Luật Tố cáo 2018 Trường hợp người tố cáo tố cáo đến cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền giải quyết thì xử lý như sau: Đối với trường hợp tố cáo bằng hình thức viết đơn tố cáo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo.
    THỜI HẠN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật Tố cáo 2018 thì: “1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
    ĐƠN TỐ CÁO MÀ KHÔNG GHI TÊN, ĐỊA CHỈ NGƯỜI TỐ CÁO THÌ CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CÓ TIẾP NHẬN KHÔNG?
    Theo quy định tại Điều 25 Luật Tố cáo 2018 thì: 1. Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.
    CÓ NHỮNG HÌNH THỨC TỐ CÁO NÀO?
    Hiện nay theo quy định tại Điều 22 Luật Tố cáo năm 2018 thì có hai hình thức tố cáo là: được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
    TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ THẨM QUYỀN TRONG VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
    Điều 5 Luật Tố cáo 2018 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo như sau:
    TỐ CÁO LÀ GÌ?
    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 thì:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 30 | Hôm nay: 1364 | Tổng: 384485
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger