TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

0909 642 658 - 0939 858 898
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

           Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Vậy trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn được quy định như thế nào?

           Theo quy định tại Điều 18 và Điều 38 Luật Hộ tịch thì trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện như sau:

          - Đối với trường hợp đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước (Điều 18):

           1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

           2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

            Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

            - Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài (Điều 38):

           1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

           Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

          2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

           3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

          Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

         4. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    KHI VỢ HOẶC CHỒNG TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT QUAY TRỞ VỀ THÌ QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ TÀI SẢN CỦA HỌ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?
    Trong cuộc sống không ít trường hợp người vợ hoặc người chồng sao nhiều năm không thấy tung tích hoặc đi tham gia kháng chiến nhưng mãi không trở về… thì đã được người thân gửi yêu cầu lên Tòa án để yêu cầu Tòa án ra tuyên bố một người đã chết, tuy nhiên không lâu sau họ trở về, vậy lúc này quan hệ về nhân thân và tài sản của họ được giải quyết như thế nào?
    CHA, MẸ CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GÌ ĐỐI VỚI CON CÁI?
    Để nuôi dạy được một đứa trẻ tốt, phát triển hoàn thiện, nhân cách, đạo đức, phẩm chất thiện lành… thì đó là nhờ công của cha mẹ phần lớn trong việc nuôi dạy con cái trong suốt quãng đời từ lúc mới sinh đến lúc các con trưởng thành.
    CHA MẸ CÓ QUYỀN ĐẠI DIỆN CHO CON KHI NÀO?
    Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều giao dịch mà con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động cần đến sự hiện diện của cha mẹ. Trong những trường hợp này, cha mẹ sẽ là người đại diện theo pháp luật cho con xác lập và thực hiện những giao dịch cần thiết, nhằm đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của con.
    AI LÀ NGƯỜI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CON GÂY RA VÀ PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
    Theo quy định của pháp luật người chưa thành niên là người chưa có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự do đó mọi hành vi của họ đều do người đại diện hoặc người giám hộ chịu trách nhiệm.
    CON CÁI CÓ QUYỀN CÓ TÀI SẢN RIÊNG KHÔNG VÀ CÓ NGHĨA VỤ GÌ ĐỐI VỚI TÀI SẢN RIÊNG NÀY?
    Hiện nay, việc con cái có tài sản riêng là rất phổ biến, ví dụ như con được hưởng tài sản thừa kế từ cha mẹ, ông bà, được tặng cho tài sản…trong nhiều trường hợp khối tài sản riêng này rất lớn và quan trọng. Vậy liệu con cái có được quyền có tài sản riêng hay không ?
    AI CÓ QUYỀN QUẢN LÝ TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON?
    Việc quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự là rất quan trọng, đây là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm vì nhiều gia đình không dám để con cái tự quản lý tài sản riêng do chính con cái mình làm ra sợ con sử dụng tài sản riêng một cách không hợp lý hoặc khi con được người khác giám hộ thì liệu cha mẹ có được quyền quản lý tài sản riêng của con hay không?

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 58 | Hôm nay: 447 | Tổng: 385295
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger