TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LY HÔN

0909 642 658 - 0939 858 898
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LY HÔN

           Hồ sơ xin ly hôn gồm: (hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện)

          – Đơn xin ly hôn (theo mẫu/mẫu của Tòa án) (Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên)

         – Đơn yêu cầu công nhận giải quyết việc dân sự thuận tình ly hôn (Trường hợp thuận tình ly hôn)

         – Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

         – Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân của vợ/chồng (bản sao chứng thực);

         – Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);

       – Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực).

          Trình tự thực hiện:

         Bước 1: Đi đến Tòa án nhân dân Quận/huyện nơi cư trú của đương sự vợ/chồng, nơi công tác hay làm việc để nộp đơn ly hôn/ đơn yêu cầu công nhận việc dân sự thuận tình ly hôn

          Bước 2: Sau khi nộp đơn Tòa án sẽ đưa ra thông báo nộp tiền án phí/lệ phí

          Bước 3: Vợ/chồng có trách nhiệm đến cơ quan thi hành án dân sự Quận/huyện nộp tạm ứng án phí/lệ phí trong thời gian quy định

           Bước 4: Thủ tục giải quyết từ 01 – 06 tháng tùy từng hồ sơ



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    XÁC ĐỊNH CON TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN?
    Việc xác định cha, mẹ cho con cũng như xác định con đối với cha mẹ có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ việc này không chỉ có ý nghĩa về mặt nhân thân mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc yêu cầu thực hiện các nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc chăm sóc con cái
    QUYỀN NHẬN LẠI CHA, MẸ, CON
    Trên thực tế, không ít các trường hợp con còn nhỏ bị thất lạc, cha mẹ không tìm lại được, hoặc do hoàn cảnh kinh tế buộc phải đưa con cho người khác nuôi, nay muốn nhận lại con. Hay trường hợp cha mẹ mất tích từ lâu, được người khác nuôi dưỡng, nay tìm được cha mẹ ruột nên có nhu cầu nhận lại cha mẹ ruột của mình… thì cả con và cha, mẹ trong tất cả những trường này hợp đều có quyền nhận lại cha, mẹ, con của mình.
    XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON TRONG TRƯỜNG HỢP MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
    Hiện nay, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là tình trạng hiếm muộn ở các cặp vợ chồng ngày càng cao. Chính vì vậy mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là biện pháp được nhiều cặp vợ chồng hướng tới để có thể có những đứa con khỏe mạnh, hợp pháp.
    CÓ ĐƯỢC PHÉP THỎA THUẬN NHỜ MANG THAI HỘ KHÔNG?
    Hiện nay, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không còn là quan điểm mới mẻ ở các thành phố lớn, tỷ lệ các cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ ngày càng tăng. Đây là một việc làm ý nghĩa và có sự kiểm soát nhất định về mặt pháp luật. Vậy, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có được thỏa thuận hay không?
    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO?
    Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là mối quan hệ đặc biệt giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, chính vì vậy mà pháp luật cũng đã quy định quyền và nghĩa vụ riêng biệt cho mối quan hệ và giữa hai chủ thể đặc biệt này.
    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN NHỜ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO?
    Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ thì bên nhờ mang thai hộ cũng phải có các quyền và nghĩa vụ của họ để giúp đỡ bên mang thai hộ cũng như để đảm bảo việc nhận con.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 50 | Hôm nay: 1 | Tổng: 384852
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger