TRONG GIẢI QUYẾT TỐ CÁO VỤ VIỆC NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC XEM LÀ VỤ VIỆC PHỨC TẠP?

0909 642 658 - 0939 858 898
TRONG GIẢI QUYẾT TỐ CÁO VỤ VIỆC NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC XEM LÀ VỤ VIỆC PHỨC TẠP?

           - Trong quá trình giải quyết tố cáo cơ quan tố, tổ chức, cá có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải xác minh, kiểm tra thông tin và đối với những vụ việc phức tạp hoặc đặc biệt phức tạp thì cần thời gian xác minh nhiều hơn do đó cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể gia hạn thời gian giải quyết theo quy định tại Điều 30 Luật Tố cáo 2018.

           - Căn cứ để xác định tính chất phức tạp của vụ việc tố cáo được quy định tại khoản 2, khoản 3 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành luật tố cáo như sau:

          "2. Vụ việc phức tạp là vụ việc có một trong các tiêu chí sau đây:

          a) Tố cáo về một nội dung nhưng phải xác minh từ 02 địa điểm trở lên;

          b) Tố cáo có từ 02 nội dung phải xác minh trở lên;

         c) Nhiều người tố cáo về cùng một nội dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người;

    Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam

    (Ảnh minh họa - Nguồn internet)

         d) Tố cáo có yếu tố nước ngoài: người tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài;

         đ) Nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức;

         e) Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau;

        g) Có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn.

         3. Vụ việc đặc biệt phức tạp là vụ việc có từ 02 tiêu chí trở lên được quy định tại khoản 2 Điều này."

          ⇒ Việc gia hạn giải quyết tố cáo phải được thực hiện bằng quyết định của người giải quyết tố cáo, được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Tố cáo. Quyết định gia hạn giải quyết tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÁC LĨNH VỰC
    - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO
    Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo. Người tố cáo có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 9 Luật Tố cáo 2018 như sau:
    NGƯỜI TỐ CÁO CÓ QUYỀN ĐƯỢC YÊU CẦU BẢO VỆ TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?
    - Luật Tố cáo 2018 dành một chương riêng để quy định về việc "Bảo vệ người tố cáo", cụ thể bảo vệ người tố cáo được quy định từ Điều 47 đến Điều 58.
    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỊ TỐ CÁO ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
    Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo. Người bị tố cáo có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 10 Luật Tố cáo 2018 như sau:
    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
    Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 11 Luật Tố cáo như sau:
    TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ CÁO 2018?
    – Theo quy định của Luật Tố cáo 2011 thì quy trình giải quyết tố cáo có 05 bước là: +Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo; + Xác minh nội dung tố cáo; + Kết luận nội dung tố cáo; + Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo; + Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 39 | Hôm nay: 680 | Tổng: 383801
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger