TRƯỜNG HỢP NÀO BÊN ĐẶT CỌC ĐƯỢC TRẢ LẠI TÀI SẢN ĐẶT CỌC?

0909 642 658 - 0939 858 898
TRƯỜNG HỢP NÀO BÊN ĐẶT CỌC ĐƯỢC TRẢ LẠI TÀI SẢN ĐẶT CỌC?

           Theo Khoản 1 Điều 328 BLDS 2015 thì đặt cọc được hiểu là việc: “một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (được gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời gian để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.

           Vậy trong các trường hợp nào bên đặt cọc được trả lại tài sản đặt cọc?

           Thứ nhất, theo Khoản 2 Điều 328 BLDS 2015 thì khi Hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

          Thứ hai, trường hợp Hợp đồng không thực hiện được thì trong những trường hợp nào bên đặt cọc được trả lại tài sản đặt cọc?

           -  Theo khoản 2 Điều 328 BLDS 2015: Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng hoặc có lỗi làm cho hợp đồng giao kết hoặc không được thực hiện hoặc vô hiệu thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc, ngoài ra còn phải trả thêm một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

          - Theo Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Tòa án nhân dân tối cao đã quy định “nếu cả hai bên cùng có lỗi thì không phạt cọc”, tức bên nhận đặt cọc phải hoàn trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc.

         - Theo điểm a, d Mục I Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Tòa án nhân dân tối cao và Án lệ số 25/2018/AL trong trường hợp Hợp đồng không thể thực hiện được là do sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan thì “không phạt cọc”, tức bên nhận đặt cọc phải hoàn trả tài sản đặt cọc cho bên nhận đặt cọc.

    Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015:

    Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    LẬP VI BẰNG LÀ GÌ?
    Lập vi bằng có thể được hiểu là văn bản do người có thẩm quyền công nhận hay ghi lại những sự việc quan trọng, những hành vi được sử dụng làm bằng chứng tại những vụ việc liên quan đến xét xử hoặc là những sự kiện mang tính pháp lý.
    ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 SO VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM  2005 VỀ VAI TRÒ CỦA IM LẶNG TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG?
    Theo Khoản 2 Điều 404 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự thì: “2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.”
    VÌ SAO THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN LÀ CĂN CỨ PHÁT SINH NGHĨA VỤ  DÂN SỰ?
    Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý mà pháp luật dự liệu xảy ra dẫn tới một hậu quả pháp lý nhất định.
    THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?
    Theo quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định căn cứ để xác định “yếu tố nước ngoài” trong các quan hệ dân sự là:
    CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC QUAN HỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ĐỀU THUỘC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU  CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ?
    Không phải các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài mới thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, cụ thể gồm:
    THẾ NÀO LÀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN?
    Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người tự ý, tự nguyện thực hiện công việc của người khác, vì lợi ích của người khác mà không dựa trên cơ sở hợp đồng thực hiện công việc đó hoặc do pháp luật quy định.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 58 | Hôm nay: 1852 | Tổng: 388284
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger