TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG ĐƯỢC ỦY QUYỀN CHO NGƯỜI KHÁC THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH?

0909 642 658 - 0939 858 898
TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG ĐƯỢC ỦY QUYỀN CHO NGƯỜI KHÁC THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH?

           Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật Hộ tịch năm 2014 thì: "Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

           Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền."

          Như vậy đối với việc đăng ký hộ tịch có hai trường hợp không được ủy quyền cho người khác thực hiện, cụ thể như sau:

           1. Không thể ủy quyền đăng ký kết hôn

           Căn cứ Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký kết hôn như sau:

          - Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

         - Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 nêu trên, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. 

          - Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; 

          Công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

         Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

          Như vậy, trong trường hợp đăng ký kết hôn hai bên nam nữ phải có mặt khi đăng ký kết hôn nên không thể ủy quyền cho người khác có mặt đăng ký kết hôn.

    (Ảnh minh họa - Nguồn internet)

          2. Không thể ủy quyền khi đăng ký nhận cha, mẹ, con

          Tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

        Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐƠN KHỞI KIỆN PHẢI CÓ NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH NÀO?
    Theo quy định tai khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
    CHIẾM HỮU TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT
    Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015.
    QUYỀN ĐÒI LẠI ĐỘNG SẢN PHẢI ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU HOẶC BẤT ĐỘNG SẢN TỪ  NGƯỜI CHIẾM HỮU NGAY TÌNH
    Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.
    CHIẾM HỮU TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC XEM LÀ CHIẾM HỮU CÓ CĂN CỨ  PHÁP LUẬT?
    Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015 thì chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong những trường hợp sau đây:
    THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH CÁ BIỆT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
    Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức như sau:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 51 | Hôm nay: 1676 | Tổng: 384797
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger