CON DÂU CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ TỪ BỐ MẸ CHỒNG KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
CON DÂU CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ TỪ BỐ MẸ CHỒNG KHÔNG?

         Người có quyền thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự như sau:

         - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

         - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

        - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

        Đối chiếu quy định về hàng thừa kế được nêu ở trên thì có thể nhận thấy rằng con dâu không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, con dâu vẫn được hưởng thừa kế theo di chúc nếu bố mẹ chồng lập di chúc định đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho con dâu.

          Cụ thể theo quy định tại Điều 624 BLDS 2015 thì: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác. Như vậy có thể hiểu di chúc là ý nguyện, nguyện vọng, mong muốn cuối cùng của một người nhằm định đoạt tài sản của mình cho người khác trước khi qua đời. Do đó, nội dung trong di chúc cần được tôn trọng và thực hiện theo. Như vậy, khi bố mẹ chồng lập di chúc để lại tài sản cho con dâu thì người con dâu được quyền huởng di sản mà bố mẹ chồng để lại cho mình.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    PHẢI LÀM SAO KHI MẤT BẢN CHÍNH GIẤY KHAI SINH?
       Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật hộ tịch năm 2014
    NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ?
    Người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự là người thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án. Và theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Họ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự.
    TRÁCH NHIỆM DO ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI KHÔNG ĐÚNG?
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức,
    TÒA ÁN CÓ THỂ TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI ĐÃ CHẾT TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
    THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?
    Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ đặc biệt trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình, chính vì vậy mà các tranh chấp hay sự kiện dân sự xung quanh mối quan hệ này được điều chỉnh riêng.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 99 | Hôm nay: 44 | Tổng: 384898
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger