Người có quyền thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Đối chiếu quy định về hàng thừa kế được nêu ở trên thì có thể nhận thấy rằng con dâu không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, con dâu vẫn được hưởng thừa kế theo di chúc nếu bố mẹ chồng lập di chúc định đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho con dâu.
Cụ thể theo quy định tại Điều 624 BLDS 2015 thì: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác. Như vậy có thể hiểu di chúc là ý nguyện, nguyện vọng, mong muốn cuối cùng của một người nhằm định đoạt tài sản của mình cho người khác trước khi qua đời. Do đó, nội dung trong di chúc cần được tôn trọng và thực hiện theo. Như vậy, khi bố mẹ chồng lập di chúc để lại tài sản cho con dâu thì người con dâu được quyền huởng di sản mà bố mẹ chồng để lại cho mình.