SO SÁNH TÍNH CHẤT PHÁP LÝ GIỮA ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI VÀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI

0909 642 658 - 0939 858 898
SO SÁNH TÍNH CHẤT PHÁP LÝ GIỮA ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI VÀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI

           Đại lý thương mại và nhượng quyền thương mại đều là một trong những hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi được thể hiện qua hợp đồng gọi là hợp đồng đại lý và hợp đồng nhượng quyền thương mại.

          Sự khác nhau cơ bản giữa đại lý thương mại và nhượng quyền thương mại:

      Đại lý thương mại Nhượng quyền thương mại

    Khái niệm

    CSPL: Điều 170 LTM 2005

    Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

    CSPL: Điều 284 LTM 2005

    Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

    1.      Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

    2.      Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

    Mối quan hệ giữa các bên

    Bên đại lý nhân danh chính mình mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao địa lý.

    Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền và bên nhận quyền là hai chủ thể kinh doanh độc lập, bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định.

    Trách nhiệm đối với chất lượng hàng hóa, dịch vụ

    Bên giao đại lý vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền bạc giao cho bên đại lý. Do đó, trong trường hợp bên đại lý không bán được hàng hóa hoặc có rủi ro xảy ra đối với hàng hóa, bên giao đại lý với tư cách chủ sở hữu phải tự gánh chịu mọi rủi ro về hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý

    Bên nhượng quyền và bên nhận quyền chỉ là hai chủ thể độc lập, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung. Vì thế, bên nhận quyền phải chịu mọi trách nhiệm với khách hàng về chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ mà mình cung ứng.

    Quyền chủ động trong hoạt động thương mại

    Bên đại lý được quyền chủ động trong việc tổ chức hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình và không cần đảm bảo sự thống nhất với các bên đại lý khác.

    Theo quy định của Luật thương mại, thương nhân nhận quyền có nghĩa vụ chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền, tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền và điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại. Thương nhân nhượng quyền có quyền kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    THẾ NÀO LÀ HÀNG HÓA KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ?
    Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì "Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ" là: hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.
    THẾ NÀO LÀ HÀNG HÓA NHẬP LẬU?
    Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì "Hàng hóa nhập lậu" bao gồm:
    THỜI HẠN KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN ĐỐI VỚI TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI?
    Căn cứ theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 66 | Hôm nay: 390 | Tổng: 383509
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger