THỦ TỤC TRẢ DẤU CHO CƠ QUAN CÔNG AN KHI GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

0909 642 658 - 0939 858 898
THỦ TỤC TRẢ DẤU CHO CƠ QUAN CÔNG AN KHI GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

    – Cơ sở pháp lý:

    + Nghị định 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

    + Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013

    – Các trường hợp phải trả lại con dấu cho cơ quan công an được quy định tại Điều 18 Nghị định 99/2016/NĐ-CP như sau:

    “1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định này thuộc các trường hợp sau đây:

    a) Đăng ký lại mẫu con dấu do con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng, thay đổi chất liệu hoặc cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên;

    b) Có quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động, kết thúc nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;

    c) Có quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giấy đăng ký hoạt động, giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;

    d) Con dấu bị mất được tìm thấy sau khi đã bị hủy giá trị sử dụng con dấu;

    đ) Có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;

    e) Các trường hợp theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 6 Nghị định này.”

    Như vậy, khi giải thể doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục trả dấu theo quy định của pháp luật.

    – Hồ sơ trả dấu cho cơ quan công an bao gồm:

    + Công văn xin trả lại dấu cho cơ quan công an

    + Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

    + Bản chính đăng ký mẫu dấu cũ do cơ quan công an cấp

    + Giấy ủy quyền nếu người thực hiện thủ tục không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty

    – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

    Trả dấu thường được thực hiện tại: PC64 – Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc công an tỉnh, thành phố, một số trường hợp trả dấu tại Bộ Công An (Cơ quan nào đăng ký mẫu dấu thì sẽ trả tại cơ quan đó)

    – Xử phạt khi không thực hiện thủ tục trả dấu theo quy định của pháp luật:

    Không trả lại con dấu bị xử phạt theo quy định tại điểm g Khoản 1 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐẠI DIỆN TRONG DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
    Theo quy định tại Điều 134 Bộ Luật Dân sự 2015: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.
    THẾ NÀO LÀ TÊN TRÙNG VÀ TÊN GÂY NHẦM LẪN?
    Theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tên trùng và tên gây nhầm lẫn được quy định như sau:
    TÀI SẢN GÓP VỐN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP?
    1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
    CÔNG TY HỢP DANH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP?
    Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: “Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một cái tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài thành viên hợp danh công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.”

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 56 | Hôm nay: 1153 | Tổng: 387586
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger