TRƯỜNG HỢP NÀO THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS ĐƯỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM?

0909 642 658 - 0939 858 898
TRƯỜNG HỢP NÀO THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS ĐƯỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM?

         Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.

         Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005 thì còn được miễn trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hóa phát sinh trong các trường hợp sau:

          Thứ nhất, tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền;

          Thứ hai, tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền;

           Thứ ba, tổn thất do khuyết tật của hàng hóa;

          Thứ tư, tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;

          Thứ năm, Thương nhân dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;

         Thứ sáu, sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

    Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

    1.      Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trương hợp sau đây:

    a)     Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;

    b)     Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

    c)     Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

    d)     Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

    2.      Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    CÁC LOẠI CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI
    Theo quy định tại Điều 292 Luật Thương mại 2005 các loại chế tài trong thương mại gồm:
    PHẠT VI PHẠM THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI?
    Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 thì: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”.
    SO SÁNH TÍNH CHẤT PHÁP LÝ GIỮA  ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI VÀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI
    Đại lý thương mại và nhượng quyền thương mại đều là một trong những hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi được thể hiện qua hợp đồng gọi là hợp đồng đại lý và hợp đồng nhượng quyền thương mại.
    THẾ NÀO LÀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI?
    Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 thì : “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 22 | Hôm nay: 1439 | Tổng: 384560
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger